Địa chỉ: Tòa nhà 124 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline/Zalo trợ lý: 0943311873

Tâm linh

Chuẩn bị nghi lễ, mâm cỗ cúng thôi nôi bé gái đúng nhất

Lễ cúng đầy năm còn vô cùng ý nghĩa với bé, gia đình và xã hội. Vì thời điểm này là dấu mốc công nhận thành viên mới của gia đình nói riêng và với xã hội nói chung. Qua lễ này, gia đình cầu mong cho trẻ cuộc sống sau này hạnh phúc, no đủ, vui vẻ và an yên..

Sau lễ cúng đầy tháng thì Lễ cúng thôi nôi rất quan trọng  Nhưng chưa hẳn cha mẹ nào cũng biết chuẩn bị và cách cúng thôi nôi cho bé gái, Huyền Học Việt Nam tìm hiểu sẽ có hướng dẫn các bậc cha mẹ !

1. Sự tích nghi lễ của lễ thôi nôi cho bé gái

Cúng Mụ cho bé, người ta thường nghe người xưa nói cúng “mười hai Mụ Bà”, người ta tìm thấy có gốc tích mười hai bà Mụ (còn gọi là Sanh Thai Thập Nhị Tiên Nương). Đó là các bà Mụ:

– Trần Tứ Nương, coi việc sanh đẻ (chú sanh)
– Vạn Tứ Nương, coi việc thai nghén (chủ thai)
– Lâm Cửu Nương, coi việc thụ thai (thủ thai)
– Lưu Thất Nương, coi việc nặn hình hài nam, nữ (chủ giới tính).
– Lâm Nhất Nương, coi việc chăm sóc bào thai (an thai)
– Lý Đại Nương, coi việc chuyển dạ (chuyển sanh)
– Hứa Đại Nương, coi việc khai hoa nở nhụy (hộ sản)
– Cao Tứ Nương, coi việc ở cữ (dưỡng sanh)
– Tăng Ngũ Nương, coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống)
– Mã Ngũ Nương, coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử)
– Trúc Ngũ Nương, coi việc giữ trẻ (bảo tử)
– Nguyễn Tam Nương, coi chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ (giám sinh).

Chính vì vậy, một lễ cúng thôi nôi cho bé gái được chuẩn bị để cảm tạ các vị Đại Tiên phù hộ với mong muốn lòng thành chứng giám để các vị luôn bên cạnh che chở và phụ hộ cho trẻ luôn ăn ngon, ngủ ngon, khỏe mạnh và ít bệnh tật.

Điện thờ 12 Bà Mụ tại chùa Ngọc Hoàng.

2. Khi nào thì làm làm lễ cúng thôi nôi bé gái?

Để tính ngày tổ chức lễ cúng thôi nôi bé gái người ta tính dựa trên mốc lịch âm. Theo quan niệm xưa, nếu là ngày thôi nôi của bé gái sẽ tính sụt đi 2 ngày so với ngày sinh nhật. Ví dụ, nếu bé sinh vào ngày 15/08 âm lịch thì lễ thôi nôi sẽ tổ chức ngày 13/08 âm lịch năm sau còn đúng ngày thì tổ chức tiệc sinh nhật như bình thường.

3. Chuẩn bị lễ cúng thôi nôi bé gái như thế nào đúng nhất ?

Gia đình tham khảo các danh mục chuẩn bị dưới đây, tùy theo địa phương và điều kiện cho phép. Một mâm cúng thôi nôi bé gái cân đối khi nhìn vào cảm thấy đẹp mắt và gọn gàng thì sẽ thể hiện lòng thành.

  • Xôi nếp gấc, đậu xanh hoặc xôi tam sắc, tứ sắc tùy ý
  • Chè trôi nước
  • Bánh kẹo
  • Nước lọc
  • Rượu trắng
  • Trái cây ngũ quả
  • Hoa tươi
  • Hương nhang
  • Đèn cầy
  • Gạo trắng, muối trắng
  • Trầu têm 13 phần (12 phần nhỏ, 1 phần lớn)
  • Gà hoặc vịt luộc
  • Thịt heo quay nguyên con hoặc miếng nhỏ
  • Tiền giấy cúng, bộ 13 đôi hài 13 nén vàng, 13 bộ váy áo cho 12 bà Mụ và bà Chúa.
  • Ngoài ra vì là cúng đầy năm thông thương sẽ có nghi thức bé bốc đồ chọn nghề tương lai nên bố mẹ sẽ chuẩn bị thêm các món đồ tượng trưng cho nghề tương lai để trẻ bốc như: viết, cuốn tập, gương, lược, tiền, vàng, nắm xôi, …
  • n khấn lễ cúng thôi nôi bé gái chuẩn nhất do chuyên gia Tâm Linh tuyển chọn.

4. Mâm cúng lễ thôi nôi bé gái ở Trung và miền Nam như sau:

- Mâm cúng 12 Mụ bà và 3 Đức ông

  • 1 con gà luộc nguyên con
  • Heo quay, bánh hỏi
  • Đĩa trái cây, bình hoa
  • Trầu têm cánh phượng
  • 12 chén chè xôi nước và 1 tô chè lớn
  • 12 đĩa xôi nhỏ và 1 đĩa xôi lớn
  • 12 chén cháo và 1 tô cháo lớn
  • 12 chung nước hoặc rượu trắng
  • 12 cây né, hương
  • Bộ tiền vàng, chén, đũa muỗng và 1 đôi đũa hoa

- Mâm cúng ngoài sân trong lễ thôi nôi bé gái gồm Mâm cúng Thần Tài, Thổ Địa, Ông Táo:

  • 1 mâm ngũ quả
  • 1 chén chè đậu xanh
  • 1 đĩa xôi (đậu xanh/gấc)
  • 1 bộ tam sên
  • 3 ly nước
  • Hoa
  • Hương nhang

Đây chỉ là mâm cúng thôi nôi cho bé không phải bắt buộc. Đây là những mâm cúng được cúng trong nhà.

- Mâm cúng Cửu Huyền Thất Tổ và Ông Bà

Theo tục lệ, trong nhà có bao nhiêu bàn thờ sẽ phải chuẩn bị bấy nhiêu mâm cúng. Mâm cúng thôi nôi bé gái trong nhà tùy theo văn hóa vùng miền mà chuẩn bị, thông thường mâm cúng Cửu Huyền Thất Tổ và Ông Bà sẽ có:

  • 12 chén chè
  • 12 chén xôi
  • 1 con gà/vịt luộc
  • 3 chén cháo nhỏ
  • 1 tô cháo lớn.

Tuy nhiên, cũng giống như 3 mâm cúng Thần Tài, Thổ Địa & Ông Táo đây chỉ là mâm cúng bổ sung chứ không bắt buộc. Nếu gia đình có điều kiện thì nên chuẩn bị thêm càng tốt.

5. Nghi thức chọn đồ vật xem tương lai nghề nghiệp của bé

Cha mẹ sẽ để sẵn một số đồ vật cho bé đoán tương lai trên mâm rồi thả bé xuống để bé tự chọn.

Ý nghĩa của các đồ vật cho bé bốc thôi nôi

  • Sách, vở: Bé sẽ trở thành người yêu học hành và thích khám phá
  • Bút: Làm các nghề liên quan tới viết lách,…
  • Máy tính: Có thể trở thành người làm trong lĩnh vực toán học, kinh tế, tài chính,…
  • Ống nghe bác sĩ: Có thể trở thành bác sĩ, dược sĩ, y tá,…
  • Bộ đồ chơi bếp: Nếu bé chọn các đồ chơi bếp thì có thể thành một đầu bếp khi lớn lên.
  • Ô tô, máy bay: Đây là món đồ lựa chọn có khả năng liên quan đến việc làm của một lái xe, phi cơ hoặc bé sẽ làm các ngành liên quan đến sản xuất thiết bị.
  • Búp bê: Đây là món đồ vật yêu thích của các bé gái. Nếu món đồ búp bê được chọn thì tương lai bé có thể trở thành người nuôi dạy trẻ, một chuyên viên làm đẹp, nhà thiết kế thời trang…
  • Gương, lược, kẹp tóc: Món đồ này thể hiện bé có xu hướng quan tâm đến việc làm đẹp, ngoại hình. Tương lai bé có thể thích các nghề liên quan đến làm đẹp.

Nếu bé lựa chọn vật dụng nào thì sẽ dự báo nghề nghiệp tương lai của bé sau này và bạn có thể để ý trong thời gian sinh trưởng của con xem bé có yêu thích đặc biệt tới một chủ đề nào đó không để có thể từ từ bồi dưỡng cho bé.

Dù sinh con trai hay con gái thì đứa trẻ đều là báu vật của cha mẹ, với con trai cũng có nghi lễ rất quan trọng vào lễ đầy tháng bé trai và lễ thôi nôi bé trai. Chúc các bé hay ăn chóng lớn và trở thành niềm tự hào của cha mẹ.

Anlee sưu tầm

 

Các tin khác