Địa chỉ: Tòa nhà 124 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline/Zalo trợ lý: 0943311873

Hành hương Tâm Linh năm Nhâm Dần

Nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương đi đâu để luôn nhớ về nguồn cội?

Nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương đi đâu để luôn nhớ về nguồn cội? Giỗ tổ Hùng Vương gợi nhắc mỗi chúng ta truyền thống uống nước nhớ nguồn. Vào mỗi dịp này mỗi người dân Việt Nam đều mang trong lòng niềm tự hào dân tộc và tướng nhớ về cội nguồn xưa. Với 3 ngày nghỉ dịp Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, bạn và gia đình có thể tận dụng những ngày này cho những chuyến du lịch trải nghiệm, khám phá tại các điểm du lịch đẹp của Việt Nam lại vừa mang đến những hoài niệm một thời về lịch sử đất nước. 

► Tại sao lại lấy ngày 10/3 âm lịch là ngày giỗ Tổ?

►► Hành hương Đền Hùng đầu năm như thế nào?

Đền Hùng - Nơi trở về cội nguồn

Ông cha ta đã từng có câu: “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba”, chính vì vậy một địa điểm đáng đi nhất trong dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương chính là đền Hùng (Phú Thọ).

Điểm đến này sẽ cho du khách hòa mình vào các hoạt động lễ hội như: Lễ dâng hương, hội thi gói bánh chưng, giã bánh giầy, triển lãm sản vật đặc trưng của các vùng miền tại hội chợ, giải quần vợt hữu nghị, các tiết mục biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp… và vô số các hoạt động ý nghĩa khác nhằm tưởng nhớ các vị vua Hùng.

Nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương đi đâu để luôn nhớ về nguồn cội?

Tràng An - Quần thể di sản thế giới

Tràng An - Ninh Bình được mệnh danh là “tuyệt tác nghệ thuật” mà đất trời ban tặng cho cố đô Hoa Lư xưa, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới từ năm 2013.

Nơi đây có hệ thống núi đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, qua thời gian dài phong hóa bởi sự biến đổi của trái đất, khí hậu, biển tiến, biển thoái đã mang trong mình hàng trăm thung lũng, hang động, hồ đầm.

Hàng năm, nơi đây thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt vời của núi rừng, sông nước ở Tam Cốc – Bích Động hay du lịch tâm linh hướng về đất Phật tại chùa Bái Đính.

Nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương đi đâu để luôn nhớ về nguồn cội?

3. Văn Miếu Quốc Tử Giám- trường Đại học đầu tiên của Việt Nam

Nhắc tới Văn Miếu “ Quốc Tử Giám” hẳn không còn xa lạ già với con dân Việt nam chúng ta. Nhất là các sỹ tử bắt đầu bước vào các kỳ thi quốc gia, đều đến đây để thắp hương và cầu xin sự may mắn thi cử đỗ đạt.

Vì sao lại là địa điểm của các sỹ tử truyền tai nhau từ đời này qua đời khác, thì chúng ta phải tìm hiểu về quá trình hình thành và ra đời của Văn Miếu Quốc Tử Giám như thế này.

  • Nằm ở vị trí địa lý đắc đạo, phía Nam của Kinh Thành Thăng Long.
  • Lập tượng nhiều bậc hiền nhân như: Chu Công- Khổng Tử- Tứ Phối và vẽ tranh tượng Thất thập nhị hiền để muôn dân cúng tế quanh năm.
  • Đến năm 1976 vua Lý Nhân Tông hạ chỉ lập Quốc Tử Giám thành trường học, con cháu hoàng thất các vị hoàng tử được học tập tại đây.
  • Nhưng đến Năm 1156 vua Lý anh Tông hạ chỉ tu sửa cải cách lại văn miếu, thay đổi lại bài trí và chỉ còn thờ Khổng Tử.
  • Trải qua nhiều vương triều từ thời Lý-Trần đến Hậu Lê và Nguyễn, kiến trúc Văn Miếu thay đổi theo tháng năm và gắn liền với lịch sử hình thành của các triều đại.
  • Hiện nay Văn Miếu được đặt theo hướng Bắc-Nam và phân bổ các căn kiến trúc thành khu riêng biệt. Vẫn còn giữ nguyên vẹn giá trị lịch sử cho tới tận ngày nay.

Nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương đi đâu để luôn nhớ về nguồn cội?

4. Chùa Thiên Mụ-  một góc nhỏ của cố đô xưa

Chùa Thiên Mụ là một trong những thắng cảnh đẹp được nhắc đến nhiều nhất tại Huế. Không chỉ đi vào những bài thơ lãng mạn của xứ Huế mà còn trong cả câu ca, Thiên Mụcũng được coi là một ngôi chùa linh thiêng và những cảnh không thể bỏ qua của bất cứ du khách nào khi đặt chân đến thủ đô cổ xưa này. Chùa Thiên Mụ (còn gọi là chùa Linh Mụ) nằm ở đồi Hà Khê, trên bờ bắc sông Hương, phường Kim Long. Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía tây. Được xây dựng vào năm 1601 bởi chúa Tiên Nguyễn Hoàng - vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong, chùa Thiên Mụ có thể được coi là ngôi chùa cổ nhất ở Huế.

Nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương đi đâu để luôn nhớ về nguồn cội?

Nhờ sự gia tăng và thời kỳ hoàng kim của Phật giáo Đàng Trong, chùa đã được xây dựng lại trong một quy mô đáng kể dưới thời Chúa Quốc - Nguyễn Phúc Chu (1691-1725). Năm 1710, chúa Quốc cho đúc chiếc chuông Đại Hồng Chung nặng tới trên hai tấn và có khắc một bài minh trên đó. Chúa sau đó mở rộng một loạt các dự án xây dựng. Điển hình năm 1714 là giai đoạn mở rộng lớn nhất trong lịch sử của chùa, cụ thể là điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng Tăng, nhà Thiền... Nhiều công trình kiến trúc trong đó không còn tồn tại đến ngày nay. Chúa Quốc còn đích thân viết và khắc vào bia lớn (cao 2,6m và 1,2 m rộng) nói về việc xây dựng các công trình kiến trúc ở đây. Bia được đặt trên lưng một con rùa đá rất lớn, trang trí đơn giản nhưng đẹp.

Với vẻ đẹp tự nhiên của nó và quy mô mở rộng kể từ thời điểm đó, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất ở Đàng Trong. Thông qua các sự kiện lịch sử, chùa Thiên Mụ đã được tái phục hồi nhiều lần trong suốt triều đại của các vua nhà Nguyễn. Vua Thiệu Trị, người kế vị Minh Mạng, đã dựng lên Từ Nhân Tháp vào năm 1844, mà bây giờ được gọi là tháp Phước Duyên. Tháp cao 21m với hình dạng bát giác và có bảy tầng, mỗi tầng trong đó là dành cho một vị Phật khác nhau. Đứng trên tòa tháp du khách có thể nhìn dòng sông Hương phẳng lặng và ngắm những Du thuyền nhẹ trôi trên sông.

Chùa Thiên Mụđược xếp là một trong 20 điểm đẹp nhất ở Huế. Trải qua nhiều sự mở rộng và đổi mới, bên cạnh các công trình kiến trúc như tháp Phước Duyên, điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan Âm... cùng bia đá, chuông đồng, chùa Thiên Mụ ngày nay là nơi có nhiều cổ vật quý trong cả lịch sử và nghệ thuật. Tượng Hộ Pháp, tượng Thập Vương, Phật Di Lặc … hoặc câu đối ở đây đã đánh dấu lịch sử một thời đại vàng son của chùa Thiên Mụ.

Đến với Huế, quả là thiếu sót nếu du khách không ghé qua chùa Thiên Mụ. Vì qua hàng trăm năm, mỗi công trình kiến trúc nơi đây đều chứa đựng sự trang trọng và là sự kết hợp hài hòa giữa tài hoa con người với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Tham gia vào du lịch Huế nói chung, và Chùa Thiên Mụ nói riêng, du khách sẽ được thoải mái chìm đắm tâm trí trôi nhẹ theo sông Hương từ thượng đến hạ nguồn để cảm nhận cuộc sống khác trong Huế yên bình.

Hành hương về cội nguồn là truyền thống tốt đẹp của người Việt, đó là truyền thống uống nước nhớ nguồn và cũng là trân trọng truyền thống xa xưa của dân tộc. Ngày này, quý vi có thể tự thiết kế các chuyến đi hành hương tâm linh về những địa điểm khác, nhất là các dịp cuối năm, tết âm lịch, lễ thanh minh hoặc tham gia các tour hành hương tâm linh được tổ chức chuyên nghiệp, bài bản. Hệ thống Huyền Học Việt Nam là địa chỉ đáng tin cậy giúp quý vị tra cứu và kết nối các chuyến hành hương về cội nguồn tâm linh từ các đơn vị uy tín nhất. Mời tham khảo tại: TOUR TÂM LINH

Các tin khác