Địa chỉ: Tòa nhà 124 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline/Zalo trợ lý: 0943311873

Hành hương Tâm Linh năm Nhâm Dần

Đi lễ chùa đầu năm 2022 những ngôi chùa nào linh thiêng nổi tiếng nhất Việt Nam?

Đi chùa đầu năm là một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Tuy nhiên bên cạnh những người đến chùa với đúng nghĩa lễ Phật, học Chánh pháp, hành thiện tích đức thì cũng không ít người đến chốn cửa thiền làm những điều trái giáo lý nhà Phật, ngược với thuần phong mỹ tục. Trong bài viết này, hãy cùng Tử Vi Hiện Đại khám phá những địa điểm đi lễ chùa đầu năm 2022 linh thiêng nhất

Mỗi dịp Tết đến xuân về, nhiều người chọn đi chùa đầu năm cầu may mắn và sức khỏe cho gia đình. Đi lễ chùa đầu năm là truyền thống lâu đời và là nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của người Việt vào mỗi dịp Tết đến Xuân về. Và mỗi dịp sang xuân thì cũng là khoảng thời gian để người ta tìm đến những chốn thanh tịnh để tìm lại chút bình yên sau một năm bôn ba vất vả và để tâm thanh thản hòa vào cảnh sắc đất trời sang Xuân. Tết này bạn đang có dự định đi du lịch lễ chùa đầu năm thì hãy nhanh tay lưu ngay những khu đền, chùa nổi tiếng của đất thủ đô để đi vào dịp năm mới Tân Sửu 2022 này nhé.

Phần lớn người dân Việt Nam đi lễ chùa theo truyền thống gia đình. Từ đời này qua đời khác, với những nhà theo đạo Phật từ lâu thì việc đi lễ chùa đã trở thành một hoạt động thường ngày. Bất cứ ai khi đến chùa đều mong tìm sự bình an cho gia đình, nghiệm ra những Nhân quả thông qua giáo lý nhà Phật. Từ đó có thể dạy lại cho con cháu sống tốt hơn, hướng thiện hơn

Về nơi cửa Phật, giữa không gian thanh tịnh, mùi khói nhang, sắc màu của đèn hoa, mỗi chúng ta sẽ cảm thấy lòng mình trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn.

 Bảng Sao chiếu hạn năm 2022 của 12 con giáp

►► Luận giải tử vi 12 con giáp 2022 nam nữ mệnh

Địa điểm đi lễ chùa đầu năm 2022 linh thiêng, nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh

1. Chùa Ngọc Hoàng

(chùa Phước Hải) là ngôi chùa lâu đời ở thành phố Hồ Chí Minh. Công trình có nét đẹp của lối kiến trúc xưa, mái ngói âm dương nên thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham quan. Chùa Ngọc Hoàng rộng khoảng 2.300 m2, được thiết kế theo kiến trúc ba gian thờ với khu vực chánh điện thờ Phật, Ngọc Hoàng. Đền thờ Kim Thoa Thánh Mẫu, ông Tơ bà Nguyệt và 12 bà Mụ nằm bên tay trái. Bên trong là điện thờ thần Tài, công danh sự nghiệp.

Nếu để tìm một chốn tâm linh, linh thiêng đi lễ chùa đầu năm 2022 thì Chùa Ngọc Hoàng sẽ là ngôi chùa bạn không thể bỏ qua

Nếu để tìm một chốn tâm linh, linh thiêng đi lễ chùa đầu năm 2022 thì Chùa Ngọc Hoàng sẽ là ngôi chùa bạn không thể bỏ qua

2. Chùa Gíac Lâm

Chùa Giác Lâm là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở TP.HCM. Kiến trúc chùa tiêu biểu cho lối kiến trúc của các ngôi chùa Nam Bộ với mặt tổng thể theo kiểu chữ “Tam” gồm 98 cột chống đỡ. Bên trong chùa bài trí 113 pho tượng cổ được làm từ chất liệu khác nhau. Nơi đây có không gian rộng và yên tĩnh, thích hợp cho các Phật tử và du khách hành hương. Đặc biệt, vào những ngày Tết nguyên đán 2022, chùa Giác Lâm còn đón hàng nghìn khách thập phương đến lễ Phật và chiêm ngưỡng nét kiến trúc uy nghiêm, cổ kính

3. Chùa Vĩnh Nghiêm

Ngôi chùa lớn và nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh nằm trong khuôn viên rộng thoáng, kiến trúc tiêu biểu của những ngôi chùa miền Bắc. Nét đặc biệt của ngôi chùa là tháp đá 7 tầng, cao 14 m được trạm trổ những hoa văn độc đáo và công phu.

Chùa Vĩnh Nghiêm là một ngôi chùa lớn nhất nhì thành phố Hồ Chí Minh, đây cũng là nơi một địa điểm mà người dân trên thành phố chọn là nơi đi lễ chùa đầu năm 2022 cầu bình an. may mắn cho toàn thể gia đình

Chùa Vĩnh Nghiêm là một ngôi chùa lớn nhất nhì thành phố Hồ Chí Minh, đây cũng là nơi một địa điểm mà người dân trên thành phố chọn là nơi đi lễ chùa đầu năm 2022 cầu bình an. may mắn cho toàn thể gia đình

4. Chùa Ông

 Chùa Ông còn có tên gọi khác là chùa Quan Đế Thánh hay Nghĩa An Hội Quán. Chùa mang đậm kiến trúc của người Hoa, nằm trong khu đô thị sầm uất. Tuy diện tích không lớn, chùa Ông vẫn luôn thu hút đông đảo du khách bởi sự linh thiêng vang tiếng gần xa. Vào mỗi dịp đầu năm, đông đảo du khách kéo nhau đến lễ bái. Phần lớn trong số đó là những người làm ăn kinh doanh hoặc những ai mong cầu sức khỏe. Không chỉ là cầu may, cầu tài lộc, các đôi yêu nhau cũng đến cầu duyên, mong rằng tình yêu của họ được đơm hoa kết trái trong năm mới.

Nếu bạn là người làm ăn kinh doanh, buôn bán thì Chùa Ông sẽ là nơi không thể thiếu cho dịp đi lễ chùa đầu năm 2022 cầu tài lộc, bình an và may mắn

Nếu bạn là người làm ăn kinh doanh, buôn bán thì Chùa Ông sẽ là nơi không thể thiếu cho dịp đi lễ chùa đầu năm 2022 cầu tài lộc, bình an và may mắn

Địa điểm đi chùa đầu năm 2022 linh thiêng nổi tiếng  ở Hà Nội

Hà Nội ngàn năm văn hiến, sở hữu nhiều những ngôi chùa, đền không chỉ mang giá trị kiến trúc, văn hóa lịch sử mà còn chiếm giữ vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Hà Thành. Du Lịch Số xin được điểm danh những ngôi chùa ở trung tâm Hà Nội – Điểm đến du lịch lễ chùa đầu năm.

1. Chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc một điểm đến không thể bỏ qua khi bạn có ý định đi chùa đầu năm ở Hà nội, Được xem là ngôi chùa cổ nhất và linh thiêng, chùa Trấn Quốc có lịch sử hơn 1500 năm là nơi tâm linh nổi tiếng của du lịch Hà Nội và nằm trong top 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới. Dịp đầu năm, ngôi chùa không chỉ thu hút khách đến dâng lễ cầu bình an mà còn du xuân vãng cảnh chùa, cảnh Hồ Tây mùa xuân về. Tại chùa Trấn Quốc du khách còn được chiêm ngưỡng Bảo tháp lục độ đài sen có 11 tầng và cao 15m. Mỗi tầng tháp có 6 ô cửa hình vòm, trong mỗi ô được đặt đặt một pho tượng Phật A Di Đà bằng đá quý, vô cùng trang trọng. Với phong cảnh hữu tình, chùa Trấn Quốc là điểm đến của các Phật tử và du khách thập phương.

Chùa Trấn Quốc một điểm đến không thể bỏ qua khi bạn có ý định đi lễ chùa đầu năm 2022 ở Hà nội

Chùa Trấn Quốc một điểm đến không thể bỏ qua khi bạn có ý định đi lễ chùa đầu năm 2022 ở Hà nội

2. Chùa Quán Sứ

Chùa Quán Sứ là ngôi chùa cổ giữa lòng Hà Nội, khi đến chùa, du khách có thể nhìn thấy tên và các câu đối bên cổng bằng chữ quốc ngữ, điểm riêng biệt mà ít chùa ở Việt Nam có được. Tam quan của chùa có 3 tầng mái, nằm giữa là lầu chuông. Chùa có một tòa chánh điện cao, hình vuông nơi thờ các pho tượng Phật lớn và mạ vàng lộng lẫy được để ở nơi trang ngiêm nhất trong chùa. Ngoài ra, gian bên phải chánh điện là nơi dùng để thờ Lý Quốc Sư (tức Thiền sư Minh Không) với hai thị giả và gian bên trái thờ tượng Đức Ông và tượng Châu Sương, Quan Bình. Phía Đại Hùng Bảo Điện là nhà thờ Tổ, nơi thờ Lịch Đại Tổ Sư của Phật giáo Việt Nam.

Chùa Quán Sứ là ngôi chùa cổ giữa lòng Hà Nội, khi đến chùa, du khách có thể nhìn thấy tên và các câu đối bên cổng bằng chữ quốc ngữ, điểm riêng biệt mà ít chùa ở Việt Nam có được

Chùa Quán Sứ là ngôi chùa cổ giữa lòng Hà Nội, khi đến chùa, du khách có thể nhìn thấy tên và các câu đối bên cổng bằng chữ quốc ngữ, điểm riêng biệt mà ít chùa ở Việt Nam có được

3. Văn Miếu Quốc Tử Giám

Được mệnh danh là ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam, Văn Miếu – Quốc Tử Giám không chỉ là di tích lịch sử nổi tiếng ở đất thủ đô mà còn là nơi chứa đựng những tinh hoa của những giai đoạn lịch sử phong kiến trước kia và là nơi lưu giữ những giá trị truyền thống, là hạt bụi vàng tô điểm lấp lánh cho mảnh đất kinh kỳ Hà Nội. Văn Miếu – Quốc Tử Giám được xây dựng trong năm 1070 vào đời vua Lý Thánh Tông nhằm tôn thờ Nho học. Sau đó được trở thành nơi tổ chức khoa thi, hướng đến mục tiêu bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những người tài giỏi cùng tham gia xây dựng đất nước. Ngày nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám trở thành nơi tổ chức hội thơ, du lịch lễ hội đầu năm là nơi khen tặng những học sinh ưu tú, xuất sắc và là địa điểm tham quan nổi tiếng thu hút đông đảo du khách khi có dịp đến với du lịch Tết Hà Nội. Đồng thời, đây cũng là điểm hẹn “xin chữ” của người dân Hà thành trong những ngày Tết truyền thống với ước mong năm mới an lành, hạnh phúc.

Được mệnh danh là ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam, Văn Miếu – Quốc Tử Giám không chỉ là di tích lịch sử nổi tiếng ở đất thủ đô mà còn là nơi chứa đựng những tinh hoa của những giai đoạn lịch sử phong kiến trước kia

Được mệnh danh là ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam, Văn Miếu – Quốc Tử Giám không chỉ là di tích lịch sử nổi tiếng ở đất thủ đô mà còn là nơi chứa đựng những tinh hoa của những giai đoạn lịch sử phong kiến trước kia

4. Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ được xem là một trong những chốn linh thiêng nhất hệ thống đền, chùa ở Hà Nội, thu hút không chỉ những người dân Hà Nội, mà cả những khách du lịch trong nước và nước ngoài đến thắp hương cầu phúc. Và khi nhắc đến Phủ Tây Hồ người ta sẽ nghĩ ngay đến tín ngưỡng thờ Chúa Liễu Hạnh. Trong hệ thống điện thần Việt Nam, Chúa Liễu Hạnh là một trong tứ bất tử (Sơn Tinh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh Thánh Mẫu), là vị thánh của tín ngưỡng tứ phủ , một tín ngưỡng có cội nguồn lâu đời và độc đáo của Việt Nam. Đáng chú ý nhất trong các điện thờ Mẫu thường có ba pho tượng nữ thần đặt song hành: Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải (thủy) và Mẫu Địa. Ba vị mẫu này hợp thành Tam phủ với sức mạnh huyền bí ban phúc, xá tội và giải ách. Được coi là nơi linh thiêng, du lịch tâm linh đầu năm nên vào dịp Tết đến, Xuân về, phủ Tây Hồ luôn đón một lượng du khách đổ về đây rất đông, ngoài việc lễ chùa cầu may, cầu lộc, họ còn thưởng ngoạn cảnh đẹp Tây Hồ.

Thật là thiếu xót nếu đi lễ chùa đầu năm 2022 bạn lại bỏ qua Phủ Tây Hồ

Thật là thiếu xót nếu đi lễ chùa đầu năm 2022 bạn lại bỏ qua Phủ Tây Hồ

5. Đền Ngọc Sơn

Tọa lạc trên đảo Ngọc của hồ Hoàn Kiếm trong xanh, đền Ngọc Sơn là một trong những điểm du lịch giá rẻ thu hút du khách và là biểu tượng riêng có của thủ đô Hà Nội.Trải qua nhiều thăng trầm của thời gian, đền Ngọc Sơn Hà Nội vẫn là điển hình về không gian, kiến trúc, là hình ảnh đáng tự hào của người dân đất kinh kỳ xưa và nay. Kiến trúc của đền Ngọc Sơn là một trong những phong cách kiến trúc điển hình thể hiện khá rõ nét sự hòa hợp về tôn giáo qua nghìn năm văn hiến. Được xây dựng theo kiến trúc hình chữ Tam, đền Ngọc Sơn Hà Nội chủ yếu thờ thần Văn Xương Đế Quân (chủ quản văn chương, khoa cử) và thờ Trần Hưng Đạo. Ngoài ra, nơi đây cũng thờ Phật A-di-đà, Lã Động Tân, Quan Vân Trường…. Đền Ngọc Sơn – Điểm du lịch tâm linh đầu năm, hiện nay bao gồm cả một quần thể kiến trúc đó là: Tháp Bút, Đài Nghiên, Cầu Thê Húc, Đắc Nguyệt Lầu, Đền Thờ và Trấn Ba Đình. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ nhưng cũng rất đỗi thơ mộng.

Tọa lạc trên đảo Ngọc của hồ Hoàn Kiếm trong xanh, đền Ngọc Sơn là một trong những điểm du lịch giá rẻ thu hút du khách và là biểu tượng riêng có của thủ đô Hà Nội

Tọa lạc trên đảo Ngọc của hồ Hoàn Kiếm trong xanh, đền Ngọc Sơn là một trong những điểm du lịch giá rẻ thu hút du khách và là biểu tượng riêng có của thủ đô Hà Nội

6. Chùa Hà

Chùa Hà nổi tiếng là cầu duyên, “đi thì lẻ bóng về thì có đôi”. Người dân tới Chùa Hà thường là các bạn trẻ cầu nguyện trước các vị Đức Ông, Đức Thánh Hiền, các vị Phật và tam tòa Thánh Mẫu để cầu được bình an, vạn sự hanh thông, duyên tình tròn vẹn. Đến cầu duyên ở chùa Hà rất đơn giản, sắm lễ ngay bên ngoài có hẳn dãy phố bán hoa hồng, tiền vàng, hoa quả, bánh trái. Sau khi sắm hương hoa nến bạn nhờ ông lão ngoài cửa chùa viết sớ (3 tờ sớ đặt ở 3 ban) 1 sớ ban Tam Bảo,1 sớ ban Đức Chúa Ông, 1 sớ ban Mẫu, rồi mua thêm hoa hồng (3 bông, cầu duyên thì mua hoa, cầu cái khác thì không cần), bánh kẹo hoặc hoa quả gì đó, đặt lên ban rồi khấn. Dâng sớ cùng đồ lễ từng ban.

Chùa Hà nổi tiếng là cầu duyên, “đi thì lẻ bóng về thì có đôi”. Người dân tới Chùa Hà thường là các bạn trẻ cầu nguyện trước các vị Đức Ông, Đức Thánh Hiền, các vị Phật và tam tòa Thánh Mẫu để cầu được bình an, vạn sự hanh thông, duyên tình tròn vẹn

Chùa Hà nổi tiếng là cầu duyên, “đi thì lẻ bóng về thì có đôi”. Người dân tới Chùa Hà thường là các bạn trẻ cầu nguyện trước các vị Đức Ông, Đức Thánh Hiền, các vị Phật và tam tòa Thánh Mẫu để cầu được bình an, vạn sự hanh thông, duyên tình tròn vẹn

7. Chùa Phúc Khánh

Vào dịp đầu năm mới 2022 chùa Phúc Khánh được nhiều người lựa chọn là nơi lễ Phật cầu an, làm lễ dâng sao giải hạn đầu năm. Hàng năm vào 14-15 tháng Giêng, chùa tổ chức Đại lễ cầu an lớn nhất năm. Chùa mở cửa từ sáng sớm nhưng đến đầu giờ chiều là chật kín người mang lễ. Nhà chùa phải đóng cửa từ 17h để hạn hế tình trạng đông đúc chen lấn nên nếu bạn có đến cầu an hãy chủ động đi từ sớm để xếp lễ. Tối 15 tháng Giêng (2/3), tại chùa còn tiến hành cúng giải hạn sao Thái Bạch.

Vào dịp đầu năm mới 2022 chùa Phúc Khánh được nhiều người lựa chọn là nơi lễ Phật cầu an, làm lễ dâng sao giải hạn đầu năm

Vào dịp đầu năm mới 2022 chùa Phúc Khánh được nhiều người lựa chọn là nơi lễ Phật cầu an, làm lễ dâng sao giải hạn đầu năm

8. Chùa Bia Bà

Những ngày đầu năm mới 2022, hàng ngàn du khách thập phương đổ về chùa Bia Bà để thắp hương cầu tài, cầu lộc với quan niệm ‘Cầu duyên thì đến chùa Hà, cầu tài, cầu lộc thì đi Bia Bà’. Chùa Bia Bà là đia điểm lễ chùa đầu năm nổi tiếng linh thiêng, vào những ngày đầu năm mới hay những ngày mùng 1, ngày rằm hàng tháng luôn tấp nập người đi lễ. Bia Bà nằm bên phải sân đình La Khê, điện thờ gồm: Chính điện thờ Thánh Bà, Hữu điện thờ đệ nhất công chúa và Tả điện thờ đệ nhị công chúa. Khi đến dâng hương, mâm sắm lễ tùy tâm từng người, nhưng chủ yếu là các lễ chay như hương, hoa tươi, bánh, quả chín, trầu cau và một ít tiền lẻ. Vì chùa nằm trong quần thể di tích văn hóa La Khê, Hà Đông, Hà Nội. nên bạn có thể tranh thủ đi lễ tại cụm di tích gồm đình La Khê, chùa Diên Khánh và đền Đức Thánh Bà.

Xem thêm: Dịch Vụ Tư vấn Tử vi năm Nhâm Dần 2022

 

Các tin khác