- Tư vấn huyền học
- Shop phong thủy
- Tour Tâm linh
- KIẾN THỨC
- RAO VẶT
- HỖ TRỢ
- DỊCH VỤ MỆNH LÝ
Từ xưa đến nay, trong Đông y và Tướng thuật đã có những khái niệm đồng nhất bởi có cùng chung một nguồn gốc khởi đầu, tức đều bắt nguồn từ thuyết Âm dương Ngũ hành.
Tôn Tư Miểu là danh y nổi tiếng đời Đường, những giai thoại về ông được người đời truyền tụng rộng rãi. Trong một thời gian dài, Tôn Tư Miểu sốngở Nam Sơn, thờ ơ với danh lợi, đóng cửa trước tác, giúp người trị bệnh, người đời sau tôn xưng ông là "Dược Vương".
Theo những câu chuyện lưu truyền thì Tôn Tư Miểu không chĩ y thuật cao minh, mà ông còn nghiên cứu sâu về tướng thuật.
Tuơng truyền có một lần, quan Thị lang Tôn Xứ dẫn năm đứa con Tôn Đình, Tôn Cảnh, Tôn Tuấn, Tôn Hựu, Tôn Thuyên đến bái kiến Dược Vương. Tôn Tư Miểu nói: "Tôn Tuấn được hiển quý đầu tiên, Tôn Hựu hiển đạt hơi muộn, địa vị của Tôn Đình cao nhất, nhưng tai hoạ xảy ra khi nắm binh quyền", sự tình sau đó quả nhiên đều ứng nghiệm với lời phán đoán của ông.
Quan Thái tử Chiêm sự Lư Tề Khanh thời niên thiếu có nhờ Tôn Tư Miểu xem giúp hậu vận, Tôn Tư Miểu nói: "Năm mươi năm sau, sẽ làm đến chức quan cao ngang với chư hầu một phương, cháu của ta sẽ trở thành thuộc hạ của ngươi". Sau này Lư Tề Khanh quâ nhiên làm đến Thứ sử Từ Châu, còn cháu của Tôn Tư Miểu là Tôn Phổ làm huyện lệnh của huyện Tiêu thuộc Từ Châu. Khi Tôn Tư Miểu đoán mệnh cho Lư Tề Khanh, Tôn Phổ còn chưa sinh ra, nhưng ông vẫn đoán được về tiền đồ của hai người.
Ngoài ra trong Sử ký có chép chuyện Biển Thước đoán bệnh cho Thái Hoàn Công, ngoài việc chứng tỏ y thuật cao minh còn thể hiện năng lực thần kỳ của ông. Biển Thước vừa gặp Thái Hoàn Công đã có thể phán đoán bệnh nằm ở chỗ nào, có thể điều trị hay không, và đoán được cả thời gian tử vong.
Năng lực xem tướng biết bệnh của ông khá giống với việc quan sát khí sắc đoán bệnh trong tướng thuật.
Từ việc quan sát thật tỉ mỉ thần thái phần mặt của bệnh nhân thật bình tĩnh ngắm nhìn thật kỹ sắc mặt, nét mặt của họ sẽ phán định được bệnh trạng rõ nét.
Trong Xem lá số tử vi khi tiến hành xem thì việc quan sát nhân tướng học rất quan trọng thì phần mặt là phản ánh tổng hợp tinh thần, khí huyết toàn thân.
Trong "Linh khu - Tà khí tạng phủ bệnh hình thiên" có nêu ra: "Mười hai kinh mạch, ba trăm sáu mươi nhăm lạc mạch, khí huyết của nó đều tập trung trên mặt". Nếu khí huyết tràn đầy thì thần thái hăng hái hăm hở, khí huyết suy giảm, thiếu thốn thì tinh thần suy sụp.Thần sắc của người bệnh đại thể có thể phân chia thành ba loại sau đây:
Hai mắt của người bệnh linh hoạt và tinh anh, rạng rỡ, thần chí sáng sủa phản ứng nhanh nhạy, động tác mạnh mẽ. Như vậy biểu thị công năng của tạng phủ chưa bị thương tổn. Cho dù bệnh tình có khá nặng đi chăng nữa thì trước sau rồi cũng sẽ tốt đẹp cả, có thể coi là "thuận chứng".
Sắc mặt của người bệnh trông u ám, ảm đạm; tinh thần ủ rũ, phản ứng lờ đờ, chạm chạp, mắt trông không thấy vẻ tinh anh,rạng rỡ; lời nói yếu ớt, rời rạc, trả lời không khớp đúng với câu hỏi. Như vậy gọi là "thất thần", hoặc "vô thần thái" biểu thị chính khí đã bị thương tổn, bệnh tình đã khá nặng, khó có thể khả quan được. Đã thất thần thì sẽ tiến tới xuất hiện những triệu chứng nguy kịch như ngôn ngữ rối loạn, thần chí hôn mê. Trên lâm sàng coi là "nghịch chứng".
3. "Giả thần"(trông như có thần thái, nhưng thực tế thì lại thất thần).
Phần lớn thấy ở những bệnh nhân bị ốm lâu ngày, bệnh nặng, tinh thần cực kỳ suy nhược. Nếu trước đây vốn trầm mặc ít nói, tiếng nói nhỏ nhẹ, hay nói nhát gừng, nay bỗng nhiên biến đổi hẳn sang nói năng liên tục, tiếng nói sang sảng. Vốn thần chí mơ hồ, lẫn lộn, bỗng nhiên nay lại tỉnh táo; vốn không ăn uống được, nay bỗng nhiên lại thấy ăn nhiều và ăn nghiến ngấu như người đói lắm vậy; vốn nằm lâu không dậy, nay bỗng nhiên tự ngồi dậy, xuống đất đi lại; vốn sắc mặt đang u ám, ảm đạm, nay bỗng nhiên thấy lưỡng quyền ửng đỏ như bôi phấn vậy. Những chuyện lạ trái ngược với trạng thái bình thường này là một hiện tượng giả xảy ra trước lúc âm dương sắp ly biệt, thường người ta vẫn gọi là "sự phản chiếu hồi quang". Trên lâm sàng gọi là triệu chứng "đèn tàn sáng lại" (tàn đăng phục minh). Điều đó báo hiệu bệnh tình sẽ nhanh chóng trở nên ác liệt.
Những bệnh nhân loại này, nếu không kịp thời cứu chữa sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Y học dân tộc cho rằng: "Ở trong có những gì tất hiện hình ra bên ngoài những thứ đó". Biến đổi bệnh lý phát sinh trong cơ thể, tất nhiên sẽ phản ánh ra bên ngoài cơ thể, sắc mặt chính là một trong những phản ánh ra bên ngoài cơ thể này.
Theo các chuyên gia xem tướng sắc mặt của những người bình thường ở nước ta hơi vàng, lại hơi ửng đỏ và sáng bóng. Y học dân tộc gọi đó là "thường sắc". Khi có bệnh, sắc mặt hơi có chút thay đổi, gọi là "bệnh sắc".
Trung y cho rằng năm sắc màu biểu hiện ra năm bệnh chủ yếu, tức "sắc màu xanh nhiều là bệnh gan, sắc màu đỏ nhiều là bệnh tim, sắc màu vàng nhiều là bệnh tì (lá lách), sắc màu trắng nhiều là bệnh phổi, sắc màu đen nhiều là bệnh thận". Cách nói này đã bộc lộ rõ một số mối liên hệ nội tại giữa sắc mặt và sức khoẻ.
Nhìn sắc mặt phải chú ý cả hai phương diện là "sắc" và "trạch" (ánh lên). Nói chung, bất luận là màu sắc thế nào, nhưng thấy còn ánh lên sáng sủa, tươi tắn, hớn hở, thì chứng tỏ là biến đổi bệnh lý còn nhẹ, chưa sâu sắc, khí huyết chưa suy. Nếu sắc mặt u ám, ảm đạm, khô cằn, thì chứng tỏ bệnh tình đã trầm trọng, tinh khí đã tổn thương nặng.
Chi cụ thể về sắc mặt thể hiện trạng thái bệnh như sau:
Phần lớn là chứng nhiệt. Những người bị cao huyết áp, trên mặt tràn đầy ánh hồng. Người bị bệnh lao do nhiệt thấp, hai gò má trên mặt hiện rõ màu ửng đỏ, nhất là về buổi chiều. Hai má của người bị lở loét nặng, mọng đỏ tím lại, sẽ xuất hiện những vết đỏ bầm tím hình bướm đối xứng.
Sắc màu đỏ thấy ở trên má (má và quai hàm) là có bệnh ở tim. Khi trúng độc hơi than, trên mặt cũng hiện rõ màu hồng anh đào. Nếu mặt đỏ rực có kèm theo cả miệng khát, thậm chí co giật thì thường thấy ở những người bệnh có tính sốt cao do cảm nhiễm cấp tính gây nên.
Cần phân biệt mặt vàng do bị bệnh gây nên với mặt vàng do ăn các thức ăn mà bị. Nếu ăn nhiều cà rốt quá, hoặc trẻ nhỏ cho ăn nhiều quít quá cũng sẽ sinh vàng ở hai bên cánh mũi, sau khi thôi không ăn nữa, sẽ dần dần hết. Nếu không phải vàng mặt do ăn nhiều các thứ gây vàng, thì khi mặt vàng như thế phần lớn thường thấy ở người mắc bệnh hoàng đản.
Nếu ở củng mạc và toàn thân màu vàng cả thì phần lớn thấy ở những người bị các bệnh như viêm gan dạng hoàng đản, bị bệnh sỏi mật, bị viêm túi mật, bị ung thư túi mật và ung thư đầu tuỵ ... Những người bị bệnh giun móc câu, do thường xuyên mất máu mạn tính lâu dài, làm cho sắc mặt vàng khô, thường vẫn gọi là "bệnh vàng bủng". Trung y cho rằng trên mặt màu vàng tươi sáng thuộc về thấp nhiệt, màu vàng xám xịt phần lớn thuộc về hàn thấp, sắc mặt vàng héo thì phần lớn là tâm tì hư nhược, doanh huyết không đủ, mặt vàng phù thũng là tì hư hữu thấp.
Ngoài ra còn có trường hợp bị bệnh sốt rét, bị trúng độc thuốc... cũng có thể làm cho mặt vàng.
Sắc mặt của người khoẻ mạnh là trong màu trắng có ửng hồng. Da của những người luôn luôn ở trong nhà, không ra ngoài trời cũng trắng, nhưng màu trắng do trạng thái bệnh lý thì màu trắng giống như nến trắng.
Ví dụ, trên lâm sàng, thường xuyên có thể thấy:
Những người bị mắc bệnh chứng hư hàn, thiếu máu và một số những người bị bệnh phổi, bị đau bụng kịch liệt do nội hàn, hoặc những người bị ngoại hàn rất nặng, phát run lên, có thể thấy mặt trắng tái xanh.
Người bị bệnh gan mà thấy mặt màu trắng là bệnh rất khó chữa. Màu trắng thấy ở giữa hai lông mày thường là có bệnh ở phổi. Sắc mặt của những người bị mắc các bệnh như cơ năng của tuyến giáp trạng bị giảm sút, viêm thận mạn tính ... màu trắng tái xanh so với người bình thường. Khi bị trúng độc chì, người bệnh có đặc trưng chủ yếu là sắc mặt trắng xám xịt lại, trong y học gọi là "diên dung" (mặt da chì). Những người bị các bệnh như bệnh ký sinh trùng, bệnh máu trắng ... những người làm việc thường xuyên lâu ngày trong nhà và những người dinh dưỡng không tốt, cũng thấy thể hiện rõ trên da mặt màu này.
Những người bị bệnh ký sinh trùng đường ruột, ở mặt còn thấy xuất hiện những nốt trắng hoặc những vệt trắng. Ngoài ra bị những bệnh xuất huyết, bị trĩ thường xuyên đi ngoài ra máu, phụ nữ khi thấy kinh ra nhiều máu, cũng sẽ làm cho sắc mặt trắng xanh. Những người bị những cơn choáng sốc mạnh do tuần hoàn huyết dịch ở trên mặt bị trở ngại, cũng làm cho mặt trắng bệch. Trung y cho rằng những người sắc mặt trắng xanh thuộc chứng hư và chứng hàn. Như có một số người sắc mặt tương đối trắng, thể hình béo, Trung y cho rằng những người này là ở thể "khí hư" hoặc "dương hư". Những người này mặc dầu trông cơ thể béo mập, nhưng thể chất tương đối kém rất dễ bị cảm mạo.
Nói chung, sắc mặt tím đen là do thiếu oxy gây nên. Bất kể là do nguyên nhân nào gây nên như do tắc thở, do bị bệnh tim bẩm sinh, bị bệnh tim do nguyên nhân từ bệnh phổi gây nên, do tâm lực suy thoái ... đều thất sắc mặt tím đen. Khi bị đau có tính chất co giật ở bộ phận dạ dày hoặc ruột, bị đau giun sán, bị đau quặn ở mật do bệnh ở đường mật gây nên, cũng có thể làm cho sắc mặt tím đen lại.
Những người bị bệnh lao ở thời kỳ cuối, bị sưng phổi và khí quản, bị viêm nhánh khí quản mạn tính và bị viêm phổi rất nghiêm trọng, thì sắc mặt cũng thường xanh xám. Trẻ con sốt cao, mặt cũng xuất hiện sắc tím đen thể hiện tương đối rõ ở giữa sống mũi và hai bên lông mày, đó cũng là triệu chứng báo trước sẽ bị trúng gió. Ngoài ra, khi nén chịu đau nặng ở một bộ phận nào đó trong người, sắc mặt cũng có thể thấp thoáng xuất hiện những nét xanh tái.
Là triệu chứng của bệnh mạn tính. Những người bị các chứng bệnh như công năng của màng tuyến thượng thận bị giảm sút, công năng thận mạn tính không toàn vẹn, công năng của tâm phế mạn tính không toàn vẹn, gan bị cứng, bị ung thư gan ... đều có thể xuất hiện màu đen trên sắc mặt. Bệnh tình càng nặng, sắc mặt lại càng đen sạm.
Cổ giữ có câu: "Màu đen xuất hiện ở thượng đình to bằng ngón chân cái, tất không ốm mà chết". "Thượng đình" ở đây chỉ vị trí cao nhất của phần mặt, tức phần trán. Ở chỗ đó mà xuất hiện màu đen thì đó là tín hiệu bệnh tình nguy hiểm, người bệnh thường sẽ suy thoái mòn mỏi mà chết.
Những người sử dụng dài ngày một số loại thuốc nào đó như thuốc có thành phần Arsenic (thạch tín), thuốc Articarcinogen (chống ung thư) v.v ... cũng có thể làm cho sắc mặt biến thành đen ở mức độ khác nhau, nhưng nếu ngừng uống những loại thuốc này thì có thể khôi phục lại sắc mặt bình thường. Trung y cho rằng sắc mặt đen là do thận tinh (tinh lực của thận) suy nhược, có thể dùng các loại thuốc bổ thận để điều trị.
Nhìn sắc mặt phải phân biệt được khách sắc trong thường sắc với bệnh sắc. Khách sắc là chỉ sắc mặt của người khoẻ mạnh có biến đổi theo thời tiết và khí hậu, hoắc thay đổi sắc mặt có tính tạm thời do uống rượu, do lao động, do những biến đổi về tâm tư tình cảm, do ra ngoài nắng v.v ... gây nên, không thuộc bệnh sắc. Khi nhìn sắc mặt càng phải giám định được sự khác nhau do từng nguyên nhân gây ra đó. Ví dụ: Khi vận động nhiều và nặng, khi uống rượu, phơi ngoài nắng, nóng, bị kích động mạnh về mặt tình cảm (như e thẹn hoặc bực tức) đều có thể làm cho phần mặt tạm thời bừng đỏ lên. Khi lạnh giá, rét mướt, kinh khủng, khiếp sợ kích thích làm cho mao mạch máu co rụt lại rất mạnh, thì có thể làm cho sắc mặt trở lên tái xanh. Trên mặt của những người giá có thể thấy rất nhiều nốt chấm màu nâu ở mỡ, gọi là các (vết chấm sắc tố của người già". Phụ nữ khi có thai, trên mặt cũng thường xuất hiện các vệt vằn đối xứng màu nâu lá cọ gọi là "vện vằn khi có chửa". Những hiện tượng đó đều thuộc những hiện tượng sinh lý bình thường.
Tứ chẩn trong y học dân tộc (vọng, văn, ván, thiết). Tứ chẩn trong y học hiện đại (nhìn, sờ, nắn, nghe) đều coi việc nhìn vào người là một thủ pháp chẩn đoán bệnh, Việc quan sát tình trạng bên ngoài của phần mặt vẫn là một bộ phận hợp thành quan trọng trong nhìn người đoán bệnh. Bởi vì dáng, nét mặt của con người thể hiện rõ cơ bắp đầy đặn khoẻ mạnh, huyết mạch lưu thông đầy đủ, lại là nơi tập trung chi phối thần kinh của đầu do đó rất nhiều nbệnh tật của con người biểu hiện ra một cách tương ứng dáng nét điển hình ở trên mặt.
Dáng nét mặt của người bình thường, khoẻ mạnh: mắt và lông mày trông thanh tú, đôi mắt tinh anh, lanh lợi, sắc sảo, da dẻ bóng bảy, mịn màng. Nếu lấy sống mũi làm đường thẳng đứng ở chính giữa mặt thì điểm giữa của đội dài của nó (tức điểm giữa chiều dài của đầu) có khác nhau tuỳ theo với tuổi tác. Lúc mới sinh ra thì điểm giữa của độ dài của nó ở giữa hai bên lông mày, hai mắt thì ở phía dưới điểm giữa đó một chút. Về sau, cùng với sự lớn lên của tuổi tác, xương mặt và xương mũi phát triển dài thêm ra, thì điểm giữa đó dần dần chuyển dịch về phía dưới, đến khi thành niên rồi thì điểm giữa này tương hợp với mức ngang bằng hai mắt.
Dáng nét mặt khác thường có thể chọn ra khai loại: Một là có tính chất tạm thời, hai là có tính chất vĩnh cửu. Có những trường hợp là do hoàn cảnh, có những trường hợp là do bởi nhân tố tinh thần tạo nên, có những trường hợp là do bệnh tật có tính bẩm sinh hoặc bệnh tật khi lớn lên tạo ra.Dáng nét mặt khác thường không những ảnh hưởng đến dung nhan con người, mà còn có thể là bằng chứng dùng để tham khảo chẩn đoán là co thể sắp có bệnh hoặc đã mắc những bệnh tật gì rồi. Dáng nét mặt khác thường nói chung có thể phân chia ra mấy loại:
Khi phù thũng ở mặt, lấy tay trỏ ấn vào ngoài da trước trán, thấy hình thành vệt lõm tạm thời. Trường hợp như vậy nói chung thường thấy ở những ngườibị bệnh thận, bệnh tim, cũng có thể thấy ở những người bị bệnh đái đường nữa.
Trên mặt biểu lộ ra nét ngờ nghệch, cứng đơ như đeo trăn mặt một cái gì vậy. Trường hợp này phần lớn có ở những người bị viêm não, bị tê liệt, run lẩy bẩy.
Răng nghiến xít lại, cơ mặt co giật, tay chân run lẩy bẩy, đó là dáng nét điển hình của những người bị cảm gió.
Nhãn cầu lồi ra, mắt ánh lên sáng quắc, có những biểu hiện sợ hãi, thường thấy ở những người mà cơ năng sinh lý của tuyến giáp trạng quá mức bình thường làm lồi nhãn cầu ra.
Các khớp xương và da trên mặt ở trạng thái tăng sinh, thường thấy ở những người bị bệnh phong ở dạng lở loét, cũng thấy ở những người bị mắc bệnh máu trắng có tính chất tế bào limpha.
Hai má đỏ sạm, môi miệng bầm tím, lòng dạ hoảng hốt, thở hổn hển, thường thấy ở những người bị bệnh tim có tính phong thấp và những người hẹp hai lá van tim.
Mặt như trăng tròn, da ửng đỏ, thường có kèm theo cả mụn trứng cá ở mặt và râu lún phún, thường thấy ở những người màng thuần tuý tăng nhiều (bệnh tổng hợp Cushing) và những người sử dụng dài ngày kích thích tố màng tuyến thượng thận.
Đầu to ra, mặt dài ra, cằm dưới to ra và nhô ra phía trước, hai xương to ra, tai mũi nở to ra, môi, lưỡi cũng dầy lên.
Động tác biểu lộ tình cảm ở một bên mặt hoàn toàn bị tê liệt, trán không có nếp nhăn, mắt dãn to ra, rãnh mép mũi bằng phẳng, mép trệ xuống, thường thấy ở những người bị tê liệt thần kinh mặt. Nếu có những triệu chứng trên mà mắt lại không thấy dãn to ra, thì có thể thấy ở những người liệt mặt ở trung khu mạch máu não.
Cơ bắp ở một bên mặt co giật lộn xộn từng cơn một, có khi chỉ biểu hiện co giật trong nháy mắt (winking spasm) hoặc co giật ở mép. Những triệu chứng như vậy thường thấy ở những người mắc di chứng sau khi bị tê liệt thần kinh mặt và đau đôi thứ năm thần kinh não và có trở ngại ở thần kinh trung khu.
Dáng nét mặt bị huỷ hoại là chỉ hiện tượng mặt do vì bị một bệnh nào đó làm cho dáng nét mặt bị huỷ hoại, không còn được bình thường như trước nữa. Có người thì chỉ là bị huỷ hoại đến dáng nét mặt, có người thị bị ảnh hưởng cả đến ngũ quan nữa, hoặc khi những chỗ bị huỷ hoại đã khỏi thì hiìn thành các vết sẹo dúm dó không phẳng phiu như bình thường. Những triệu chứng đó nói chung có thể thấy ở những người bị mắc các chứng bệnh như giang mai, bị mụn nhọt sau khi đã lành khỏi, bị bệnh phong, bị ung thư da ác tính, bị bệnh do chân khuẩn ănở tầng sâu bên trong, bệnh ghẻ cóc ...
Nếu thấy các trẻ nhỏ có một dáng nét mặt đặc biệt khác như sống mũi rộng bằng phẳng, hàm cứng vổng lên, lợi răng nhô chìa ra ngoài, hàng răng không đều và khít, môi miệng dày ra, môi trên vểnh lên, mặt biểu hiện ra dáng nét đờ đãn, ngơ ngác, thì cần nghĩ đến khả năng tăng thực thể, béo ra. Dáng nét mặt như vậy gọi là "dáng nét mặt tăng thực thể".
Khi bị các bệnh như cao nguyên, bệnh tim do bị bệnh phổi gây nên hoặc bệnh tiềm thuỷ, có thể thấy dáng nét mặt như người say rượu, mặt đỏ gay, được coi là "mặt Quan công". Đó là do hồng huyết cầu trong huyết dịch thì thiếu oxy mạn tính lâu ngày gây ra, đã tăng lên nhiều một cách khác thường gây ra hiện tượng đó. Lúc bấy giờ, hồng huyết cầu trong huyết dịch có thể cao gấp một hai lần bình thường gọi là chứng bệnh hồng huyết cầu chân tính tăng nhiều.
Dáng vẻ mặt gầy đi ghê gớm, trông người đau khổ, rầu rĩ, sắc mặt vàng bệch, xương gò má dô ra, mắt sâu hõm vào, tính đàn hồi của da kém. Hiện tượng đó thường thấy ở những người mắc các loại chứng bệnh tiêu hao mạn tính, như bị lao nghiêm trọng hoặc khối u thời kỳ cuối.
Cơ mặt gầy sút, nhãn cầu lồi ra, người có vẻ nôn nóng, dễ bực tức, có khả năng cơ năng của tuyến giáp trạng quá mức bình thường.
Trông dáng người lạnh lùng, phản ứng của nét mặt chậm chạp, uể oải, nói không ra hơi, có lúc còn xuất hiện lú lẫn, ấp a ấp úng, những hiện tượng đó thường thấy ở những người bị mắc các chứng bệnh có tính chất suy nhược, nhiệt cao như thương hàn, viêm màng não, viêm não.
Như vậy, nếu có kiến thức về Xem tướng chuẩn bệnh và có sự cứu chữa kịp thời của bác sĩ giàu thì cơ hội điều trị bệnh sẽ rất cao. Hy vọng bài viết sẽ đem tới giá trị cho quý vị.
An Lê
(Sưu tầm)